Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Mứt là một loại thực phẩm ngọt, rất hay được sử dụng nhiều vào các mùa tết đến. Các loại thực phẩm mứt là món thực phẩm luôn có trong những buổi trò chuyện, tiếp khách hay là món thức ăn vặt sau mỗi lúc sum họp gia đình. Các khá nhiều lại mứt khác nhau như mứt bí, mức thơm,…. Nhưng mứt bí là loại mức được xem là khá thịnh hành nhất trong mùa lễ tết.

>> Xem Thêm: Cách làm nhiều món ăn ngon mỗi ngày 

Thường khi, chúng ta mua mứt bí từ các chợ, hay siêu thị đem về sử dụng. Vậy tại sao chúng ta không tự mình bắt tay vào làm mức bí thơm ngon ngay tại nhà? Như vây, sẽ tiết kiệm cho các bạn một khoản tiền không nhỏ so với khi mua loại mức bí này tại các chợ,cửa hàng, siêu thị…, và sẽ đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Nào chúng ta hãy cùng thực hiện món mứt bí tại nhà nhé!


Nguyên liệu để làm mức bí gồm:

1) Bí đao già: 1 kg.

2) Đường trắng: 600 gam.

3) Phèn chua: 15 gam.

4) Bột vôi trắng: 7 gam.

5) Nước tinh dầu hoa bưởi: 1 muỗng café.

Bây giờ chúng ta bắt đầu vào công đoạn thực hiện:
Bí đao sau khi mua về, chúng ta sẽ cắt trái bí làm đôi và bổ làm tư ra và gọt vỏ. Có nhiều bạn sẽ có thể hỏi là tại sao chúng ta phải cắt làm đôi hoặc bổ làm tư ra rồi mới gọt vỏ? Bởi vì trái bí đao rất là lớn nếu các bạn cầm nguyên trái mà gọt vỏ thì sẽ rất dễ bị đứt tay vì vỏ của bí đao rất dày. Do đó, chúng ta cần chia trái bí ra thành làm đôi hoặc làm tư, thì như thế chúng ta sẽ dễ dàng gọt bỏ phần vỏ bí. Sau khi, chúng ta gọt sạch vỏ đi và những phần gân nổi lên từ mặt trái bí sau khi gọt vỏ, chúng ta cũng nên loại bỏ đi. 

Nếu không gọt bỏ thật sự sạch sẽ phần gân nổi lên thì khi làm thành phẩm, thì miếng mức bí sẽ không được đẹp mắt, nên chúng ta cần loại bỏ sạch hết phần vỏ và gân bí. Sau khi gọt sạch vỏ và gân bí, nếu các bạn thấy các đường viền của các gốc cạnh bí chưa được đẹp thì các bạn có thể gọt bỏ đi, để giữ phần thịt bí trông đẹp mắt.


Sau đó, chúng ta nên rửa sạch sẽ phần bí đã sơ chế hết phần vỏ và gân bí bên ngoài. Lưu ý, chúng ta cũng nên dọn sạch luôn phần ruột và hạt bí bên trong. Miếng bí sau khi đã rửa, chúng ta sẽ sắc miếng bí thành từng miếng nhỏ, phần mềm ở lõi giữa miếng bí, trùng ra, các bạn nhớ phải loại bỏ phần đó đi, chỉ lấy phần thịt.


Công đoạn tiếp theo, ta bắt đầu sắc bí thành miếng hình vuông với độ dài cho từng miếng là 5 đến 7 cen ti mét. Sau đó, chúng ta sẽ lấy từng miếng bí đó và sắc một lần nữa thành từng sợi với độ dày vừa phải . Chúng ta cứ lần lượt thực hiện, cho đến khi xong tất cả trái bí. Để thao tác nhanh, chúng ta đặt từng miếng bí được sắc thành hình vuông có độ dài bằng nhau, xếp chồng lên nhau và sắc thành sợi. Làm như vậy, sẽ giảm bớt khá nhiều thời gian cho công đoạn tạo sợi bí này.


Để tiết kiệm thời gian, trong quá trình ta tạo miếng nhỏ cho bí, ta có thể hoà nước lạnh và vôi trắng trong một cái thau, trong 20 phút để bột vôi lắng xuống, ta sẽ lấy phần nước vôi trong ở bên trên để chúng ta ngâm bí.

Sau khi bỏ hết phần bí đã sắc nhỏ, chúng ta bỏ hết vào phần nước vôi để ngâm trong khoảng thời gian từ 4-5 tiếng. Sau khoảng thời gian từ 4-5 tiếng, Trong khoảng thời gian, chúng ta ngâm bí, thì sẽ có những miếng bí không chìm xuống nước, chúng ta sẽ lấy một chiếc khăn sạch phủ lên trên mặt thau đựng bím như thế chúng ta sẽ yên tâm phần bí sẽ được ngâm hoàn toàn, và sẽ không có phần bí nào không được ngâm đêu với nước vôi trong. Sau hết khoảng thời gian ngâm, chúng ta sẽ vớt bí ra và rửa sạch nhiều lần, ít nhất là từ 3-4 lần để bí sạch hết hoàn toàn lớp nước vôi đi.



Bây giờ, chúng ta nấu nồi nước sôi và bỏ phèn chua vào. Để khoảng 2 phút, để phần phèn chua tan hết. Chúng ta tắt bếp và đổ phần nước phèn chua vào thao bí và ngâm trong vòng 3 phút, không được ngâm lâu hơn. Việc ngâm bí với phèn chua để phần bí nó được trong. Sau đó, chúng ta tiếp tục rửa phần bí với nước sạch nhiều lần rồi vớt bí ra rổ, để ráo nước.

Sau khi phần bí thật sự đã ráo nước, chúng ta chuyển sang công doạn trộn đường. Chúng ta xốc đều phần đường với bí để để đường được ngấm đều vào bí. Ta có thể dùng đũa đảo phần bí và đường để yên tâm cả hai phần đường và bí ngấm đều vào nhau.

Bước tiếp theo, chúng ta sẽ bắt chảo hỗn hợp bí và đường lên đun sôi. Trong khi đun, phần bí và đường sẽ ra nước. Vậy nên, chúng ta sẽ đun đến khi nào phần nước tiết ra từ hỗn hợp bí và đường cạn hết, chúng ta nên đun với lửa hơi lớn một tý. Khi đun được tầm 20 phút, lượng nước bên trong chảo sẽ giảm đi một nửa, chúng ta giảm lửa nhỏ lại.


Khi phần nước ngang với phần bí, chúng ta sẽ cho nước tinh dầu hoa bưởi vào và trộn đều lên. Mục đích làm cho phẩn mứt bí khi thành phẩm sẽ thơm hơn. Sau đó, chúng ta tiếp tục đảo phần bí cho đến khi nước cạn hết đi. Tuy nhiên, phần mứt bí sẽ còn ướt nên chúng ta chỉnh lửa nhỏ dần và tiếp tục đảo mứt bí đều tay. Khi trên miếng bí có những cụm đường trắng bám đều xung quanh, thì lúc đó, chúng ta sẽ tăt bếp và để nguôi đi.


Sau khi bí nguội, chúng ta sẽ bỏ phần mứt bí đó vào một cái rổ và hâm khô phần mứt bí trong 2 ngày để mứt bí áo hết phần đường và mứt bí sẽ khô đi.

Chúng ta có thể bảo quản mứt bí trong hủ, lọ ở nên có nhiệt độ thoáng mát. Như vậy, chúng ta đã thực hiện xong cách làm mứt bí ngày Tết, quá dễ dàng phải không? Chúc các bạn thực hiện thành công .

Nhắc đến món sườn rán hẳn ai cùng vô cùng thích thú và mùi vị thơm ngon của nó. Sườn rán sẽ là một món ăn rất ngon và rất phù hợp cho các bữa cơm sum họp gia đình. Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để được hướng dẫn cách làm sườn rán vô cùng thơm ngon, hấp dẫn nhé!

  >> Xem Thêm: Cách làm nhiều món ăn ngon mỗi ngày 

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị làm món sườn rán

- 500 gram sườn non

- 2 quả ớt

- 1 củ tỏi

- 50 ml mật ong

- 5 – 6 muỗng mật ong

- Các gia vị như tiêu xay, hạt nêm, dầu ăn, muối, đường…


Lưu ý: Để món sườn rán được ngon bạn nên chọn mua loại sườn non mà miếng sườn có màu hồng nhạt và phải còn tươi. Sườn nên mua vào buổi sáng sớm không có mùi hôi và bạn thử dùng tay ấn vào miếng sườn thì thịt không bị lõm vào mà đàn hồi tốt.

Thực hiện sơ chế các nguyên liệu

- Sườn non: Sau khi mua về, bạn rửa sạch và để ráo nước. Sau khi đã ráo nước bạn chặt sườn thành các khúc vừa ăn. Thực hiện ướp sườn với hạt nêm + đường + muối + tiêu xay. Tất cả hỗn hợp trộn đều và bạn ướp khoảng 25 – 30 phút để cho món sườn được ngấm gia vị.

- Tỏi: Bạn bóc vỏ rồi đập dập và băm nhuyễn.

- Ớt: Bạn rửa sạch và bỏ cuống, cắt nhỏ.

Cách làm sườn rán hấp dẫn


Bước 1:

- Bạn thực hiện bật bếp và cho chảo chống dính lên bếp

- Đến khi chảo nóng thì bạn cho dầu vào chảo

- Bạn đợi cho đến khi dầu nóng thì cho sườn đã chuẩn bị vào chiên

- Thực hiện chiên chín vàng đều các mặt

Bước 2:

- Bạn thực hiện pha nước chấm, với lượng là: 4-5 muỗng nước mắm + 5 muỗng nước giấm + 50 ml mật ong + ớt + tỏi băm. Khuấy cho đến khi mật ong hòa tàn hết vào nước mắm giấm.

Bước 3:

- Sau khi sườn non đã rán chín đều các mặt thì bạn đổ nước đã pha sẵn nấu cùng

- Bạn thực hiện đun sôi hỗn hợp sườn và nước sốt

- Đun với lượng lửa thật nhỏ, bạn đun cho đến khi nước sệt và sánh lại là được.

- Cuối cùng, nêm nếm lại sao cho vừa miệng và tắt bếp.

Thành phẩm

Sau khi thực hiện xong bạn sẽ có một món sườn rán vàng giòn màu vàng, mùi thơm lừng và có nước sốt sền sệt bóng. Khi ăn bạn cảm nhận được vị béo, mềm, chua, ngọt và hơi cay.

Trên đây là hướng dẫn làm món sườn rán cực kì ngon. Thật đơn giản phải không nào, chúc bạn thực hiện thành công nhé!

Nằm trong danh sách các món ăn bổ dưỡng và đồng thời cũng là một loài thuốc quý đó chính là vừng đen hay còn gọi là mè đen. Theo y học cổ truyền vừng đen có vị ngọt tính bình nên có tác dụng dưỡng huyết, đại bổ cho gan thận, làm đen râu tóc và làm chậm quá trình lão hoá,……Quan trọng là rất tốt cho phụ nữ mang thai. Để trị bệnh táo bón người ta dùng hạt vừng và dầu hạt vừng. Có 2 loại là vừng đen và vừng trắng, loại mà người ta hay dùng làm món ăn và làm thuốc là mè đen. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến công dụng và hướng dẫn các bạn cách chế biến món chè vừng đen thơm ngon bổ dưỡng này.

>>  Hướng dẫn cách làm me rim đường thơm ngon tại nhà

Giá của vừng đen rất rẻ và các bạn cũng đừng lo vì chúng rất dễ tìm. Ở siêu thị hay ở chợ đều có nhé.


Các công dụng của vừng đen
Làm cho da đẹp và tóc lâu bạc:

Các bạn mua vừng đen 500g sau đó đem phơi khô, xào trên bếp cho chín sau đó để nguội và tán thành bột, cho vào hủ sạch để dành sử dụng dần. Khi ăn, chúng ta cho 1 – 2 muỗng bột mè vào chén có thể cho thêm đường phèn tùy theo khẩu vị, đổ nước sôi vào và khuấy đều thành chè. Nếu thường xuyên dùng sẽ có tác dụng làm đẹp da và tóc sẽ lâu bạc, chống lão hóa, ho khan và bệnh táo bón.

Chữa chứng đầy hơi chướng bụng:

Mè đen mua về giã nhỏ sau đó đem nấu cháo rồi cho vào một cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm thêm vào một ít muối sao cho vừa miệng. Ăn vài lần các bạn sẽ cảm nhận rõ rệt được công dụng của nó.

Trị cho những sản phụ bị thiếu sữa

Cần chuẩn bị:

_Vừng đen 30g giã nhỏ

_Gạo tẻ 60g

Chúng ta sẽ nấu nhừ thành cháo. Món ăn này có tác dụng lợi sữa vừa có tác dụng nhuận tràng rất thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị chứng táo bón và không đủ sữa cho con bú.


Trị tóc bạc sớm.

Chuẩn bị:

Vừng đen, Hà Thủ Ô: mua hai phần bằng nhau, đem xay nhuyễn thành bột thêm chút mật ong vào khuấy cho đều sau đó vò thành viên nhỏ mỗi viên chừng 6g. Mỗi ngày các bạn nên dùng 3 lần và mỗi lần uống 1 viên sau bữa ăn nhé!

Với món chè Vừng đen một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng vừa có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho mọi lứa tuổi lại rất thích hợp cho nhũng phụ nữ trước và sau khi sinh em bé.

Nguyên liệu chuẩn bị để có một bát chè cần:

- Vừng đen 500g

- Dừa nạo 600g

- Đường phèn 150ml

- Nước dừa tươi 600ml

Cách nấu như sau:

Bước 1:

Cho vừng vào một cái chảo để rang. Chú ý không nên để lửa quá to vừng sẽ bị cháy và có mùi khê. Khi vừng bắt đầu có mùi thơm và nổ lách cách thì tắt bếp và cho vào cối giã cho vừng hơi dập.


Bước 2:

Cho nước ấm vào dừa nạo rồi vắt cho kĩ để lấy nước cốt dừa

Bước 3:

Cho vừng, nước cốt dừa đã vắt xong và nước dừa tươi vào máy xay sinh tố xay cho đến khi mịn.

Bước 4:

Cho hỗn hợp vừa xay vào nồi đun cho sôi với đường phèn, đường tan hết và khi đã chín mè sẽ có màu đen rất đẹp. Nên chú ý khi bạn nấu chè nên chỉnh lửa vừa phải và quan trọng là khuấy cho đều tay đến khi nào đường tan hết để vừng không bị khê và không bị sượng.

Trong một bát chè vừng đen thơm ngon này không chỉ chứa Vitamin mà còn có lượng lớn những khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ khác rất cần cho sức khoẻ chúng ta. Chúc các bạn thành công với món ăn này và có một sức khoẻ thật tốt.

“Bao giờ cho đến tháng Ba, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”

Đã bao đời Vừng đen hay còn gọi là Mè đen được coi món ăn bổ dưỡng và thuốc quý, theo y học cổ truyền Vừng đen có vị ngọt tính bình có tát dụng dưỡng huyết, đại bổ can thận, suy lão, làm đen râu tóc,….. Đặc biệt rất tốt cho phụ nữa mang thai. Ngoài ra hạt Vừng và dầu hạt Vừng dùng để trị táo bón . Vừng có 2 loại vừng đen và vừng trắng , loại thường lam món ăn và làm thuốc là mè đen. Và sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn công dụng và cách chế biến món chè Vừng đen.

   >> Cách làm món bánh bèo nhân thịt thơm ngon!

Vừng đen rất dễ tìm mua, giá thành rẻ, ở những các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam.


Giữ Cho Da Đẹp Và Tóc Lâu Bạc:

Vừng đen 500g đem phơi khô, sao chin và tán thành bột, cho vào hủ sach dùng dần. Khi ăn, cho 1 – 2 thìa bột mè vào chén cho thêm đường phèn theo tùy khẩu vị, đổ nước sôi vào khuấy đều thành chè. Dùng thường xuyên có tác dụng cho da và tóc lâu bạc, chống lão hóa, ho khan, táo bón.

Chữa Đầy Hơi Chướng Bụng:

Mè đen giã nhỏ nấu cháo cho vào một cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.

Trị sản phụ thiếu sữa:

_Vừng đen 30g giã nhỏ
_Gạo tẻ 60g

Nấu nhừ thành cháo. Món cháo này có tác dụng lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón và không đủ sữa cho con bú.


Trị Tóc Bạc Sớm:

Vừng đen, Hà Thủ Ô: Hai lượng bằng nhau, xay thành bột, thêm mật Ong, khuấy đều, vò thành viên, mỗi viên 6g. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, sau khi ăn cơm.

Đặc biệt với món chè Vừng đen là món ăn thơm ngon, giải nhiệt, rất tốt cho mọi lứa tuổi, phụ nữ trước và sau khi sinh.

Nguyên liệu:

Vừng đen 500g
Dừa nạo 600g
Đường phèn 150ml
Nước dừa tươi 600ml

Cách nấu:

Bước 1:
Cho Vừng vào một cái chảo để rang. Lưu ý không nên để lửa quá lớn vừng sẽ bị cháy. Khi vừng bắt đầu thơm và nổ tanh tách thì tắt bếp và cho vào cối giã hơi dập.

Bước 2:
Hòa nước ấm vào dừa nạo để vắt lấy nước

Bước 3:
Cho nước cốt dừa, nước dừa tươi vào máy xay mịn với Vừng.

Bước 4:
Cho hỗn hợp vừa xay vào nồi đun sôi với đường phèn, khi đường tan hết và mè cũng đã chin sẽ có màu đen rất đẹp. Lưu ý khi bạn nấu chè, bạn nên để lửa vừa phải và khuấy đều tay cho đến khi đường tan hết để vừng không bị cháy và không bị sượng.

Ngoài những Vitamin còn chứa lượng lớn những khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ. Do vậy mà những lợi ích mà hạt Vừng mang lại cho sức khỏe là vô cùng lớn.

Monngonmoingay10.blogspot.com
Sung muối là một món ăn phụ khá phổ biến, đây là món ăn phụ có giá cực thấp và cách làm cũng cực kỳ đơn giản. Muốn muối sung được ngon thì phải có đủ 3 yếu tố: sung phải giòn, có vị chua chua và chát chát của sung, màu phải đẹp và không bị đen. Bài viết này sẽ mách bạn 2 cách làm muối sung là: sung muối xổi và sung muối tỏi ớt vừa ngon vừa hấp dẫn. Hãy tham khảo để có thể làm được thêm món ăn ngon cho bửa cơm của gia đình.

1. Cách làm sung muối xổi

- Chuẩn bị nguyên liệu
+ Sung tươi: 500 gram
+ Gia vị: muối, đường, nước mắm
+ Tỏi, ớt, chanh


- Cách làm sung muối xổi:

+ Sơ chế sung: cắt bỏ cuống rửa sạch ngâm cho hết mủ. Sau đó cắt thành từng miếng mỏng, ngâm với nước chanh pha loãng và muối để cho sung được trắng.

+ Ngâm khoảng 30 phút thì vớt ra, rửa lại vài lần cho bớt chát sau đó để cho ráo nước.

+ Tỏi lột sạch vỏ, đập dập sau đó băm nhỏ, ớt bỏ cuốn, cắt lắt mỏng

+ Làm nước trộn sung: pha hỗn hợp gồm: 3 thìa nước mắm, 2 thìa đường, ½ thìa muối, 4 thìa nước lọc, nước cốt chanh, tỏi, ớt. Trộn đều hỗn hợp cho đường và muối tan hết.

+ Cho sung vào một cái thau rồi cho phần hỗn hợp nước muối sung vào thau trộn đều. Nêm gia vị cho vừa ăn để 1 tiếng cho sung thấm gia vị là có thể dùng được.

Vậy là bạn đã làm xong món sung muối xổi ngon tuyệt để làm phong phú cho bửa cơm gia đình.

2. Cách làm sung muối tỏi ớt

- Nguyên liệu chuẩn bị:
+ Sung tươi: 500 gram
+ Chanh, ớt, tỏi
+ Gia vị: Đường, muối
- Các bước thực hiện sung muối tỏi ớt:
+ Sơ chế nguyên liệu:


. Sung cắt bỏ cuốn, rửa sạch, cắt làm 2, sau đó ngâm sung với nước chanh pha loãng và muối để sung trắng không bị thâm.

. Ngâm sung khoảng 30 phút rồi vớt ra, rửa lại vài lần với nước sạch để sung bớt chát, rửa xong vớt sung ra để ráo nước.

. Tỏi đập dập bỏ vỏ, băm nhỏ. Chanh, ớt đem rửa sạch, ớt sắc lát mỏng còn chanh thì vắt lấy nước cốt

+ Làm sung muối tỏi ớt:

. Làm nước ngâm sung: lấy nồi cho vào 600ml nước, 2 muỗng đường, 2 muỗng muối khuấy đều, bật lửa lên đun sôi thì tắt bếp. Chờ nước nguội cho thêm nước cốt chanh vào, nêm cho vừa ăn.

. Để sung đã ráo nước vào keo, cho thêm tỏi ớt vào. Sau đó đổ nước ngâm sung vào đậy nắp lại.

. Để sung vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần, với cách bảo quản này có thể ăn được cả tuần và không sợ sung trở nên quá chua.

Sung muối có thể dùng ăn kèm với cơm, thịt nướng, thịt luộc rất ngon và giúp món ăn đỡ ngán hơn. Bên trên là 2 cách làm sung muối xổivà sung muối tỏi ớt rất đơn giản và dễ làm mong rằng bạn sẽ có thêm được một món ăn ngon nữa trong bữa cơm gia đình. Chúc các bạn ngon miệng.

Tép là một loại thủy sản khá phổ biến ở nước ta, được nhiều gia đình ưa thích và sử dụng làm thức ăn. Tép có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như bổ sung canxi, tăng sức đề kháng… Chế biến tép có rất nhiều cách khác nhau nhưng được làm nhiều nhất là món tép rang. Nhưng rang tép ngon đúng cách không phải ai cũng biết. Đừng bỏ qua bài viết này vì sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách rang tép ngon. Hãy tham khảo và áp dụng thử.

>> Tìm hiểu thêm: Cách làm chân giò rút xương

Nguyên liệu chuẩn bị làm tép ra

- 200g tép
- 2 củ hành tím
- 3 tép hành lá
- 1 quả ớt tươi
- Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, đường, hạt tiêu.


Cách rang tép ngon cực đơn giản

- Để rang tép ngon bạn cần có tép tươi ngon, nhặt sạch râu và rửa lại bằng nước, để dáo.

- Hành tím ta bóc vỏ thái nhỏ, hành là, ớt, bỏ gốc, rửa sạch thái nhỏ.

- Ướp tép cùng cùng mắm, muối, đường, hạt tiêu. Ướp tép chuẩn nhất là khi rang xong bạn được tép ngọt ngọt, mặn mặn một chút. Mặn của mắm và muối khiến tép không bị tanh còn ngọt là vị kích thích vị giác, kết hợp cùng tép sẽ rất ngon.

- Ướp tép với gia vị được 5 phút bạn tiếp tục cho một phần hành tím đã băm nhỏ, ớt vào ướp cùng khoảng 15 – 20 phút nữa. Bước này nhằm mục đích dùng mùi thơm của hành để khử mùi tanh của tép và giúp cho tép thơm khi thành phẩm.


- Sau khi ướp đủ thời gian bạn bật bếp cho dầu ăn vào cho phần hành khô còn lại vào đảo cho ăn hành sau đó thêm lượng tép đã ướp vào đảo nhanh tay lúc đầu. Thi thoảng bạn đảo thêm vài lần nữa với lửa nhỏ vì đảo nhiều tép sẽ bị rời phần đầu và đuôi và bị nát.

- Để rang tép ngon là bạn phải để ý lúc nào tép vừa để tắt bếp tránh trường hợp tép còn ướt hoặc quá khô. Bạn để trên bếp tầm 7- 15 phút thì thấy tép bắt đầu khô lại và đỏ hơn. Mẹo để biết tép đến thời điểm vừa ngon là phần dầu ăn và gia vị khi ướp khô lại dần. Lúc này bạn cho hành lá vào và đảo thật nhanh tầm 30 giây rồi tắt bếp.

Cho tép rang ra đĩa vậy là bạn đã hoàn thành xong món tép rang. Rang tép ngon là sau khi thành phẩm sẽ có màu đỏ đẹp mắt cùng với màu xanh của hành lá. Tiếp đến tép rang xong không quá mặn, nhạt cũng không quá ngọt vừa với cơm, tép không bị tanh khi ăn.

Trên đây là công thức rang tép ngon. Hy vọng với công thức trên của chúng tôi bạn sẽ thêm cho mình một món ngon vào thực đơn cho gia đình. Chúc bạn thành công.

  • Monngonmoingay10.blogspot.com
Những món ăn cứ lặp đi lặp lại hằng ngày trong các bữa ăn gia đình sẽ làm mọi thành viên trở nên rất nhàm chán nếu ta không chịu thay đổi. Hôm nay chúng tôi sẽ chỉ các bạn các làm một món mới món nui xào thịt bò. Món ăn này chứa nhiều dinh dưỡng ngoài việc giúp thực đơn sẽ trở nên phong phú, đa dạng nó còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn hãy học và làm ngay cho gia đình cùng thưởng thức.

>> Cách luộc thịt ngon không cưỡng nổi


1. Chuẩn bị nguyên liệu làm món nui xào bò


Để thực hiện món nui xào thịt bò trước tiên ta cần chuẩn bị những thứ sau:

. 200g thịt bò thăn
. 4 quả trứng gà hoặc vịt
. 200g nui + ½ củ hành tây + cải ngọt + ngò
. Tỏi + bột năng + hạt nêm + tiêu + tương ớt hoặc tương cà tùy ý + nước tương + gừng + rượu ngũ vị

2. Các thực hiện nui xào:

Bước 1: luộc nui

Đầu tiên ta bắt một nồi nước đến khi nước sôi ta cho dầu ăn và muối vào, sau cùng là cho nui vào. Khi nui gần chín tới ta vớt ra và xã lại bằng nước lạnh và để ráo nước.Đợi khi nui khô ta cho vào một bát lớn cho tương cà vào sau đó trộn đều.

Bước 2: Sơ chế thịt bò và các nguyên liệu khác

- Trước tiên ta tách vỏ gừng và tỏi, rửa sạch giã nhỏ.

- Thịt bò rửa sạch thái lát mỏng cho vào tô rồi ướp với tỏi + nước tương+ gừng+ rượu ngũ vị + tiêu.

- Hành tây gọt vỏ, rửa sạch thái theo múi, ngò rửa sạch cắt khúc. Rau rửa sạch để ráo.


Bước 3:Chế biến nui xào thịt bò

Bắt chảo lên bếp đợi khi nóng ta cho dầu ăn vào sau đó cho phần nui luộc lúc nãy xào cho đến khi nui săn lại ta chia đều cho từng phần ( vd : 4 người ăn thì ta cho vào 4 đĩa). Tiếp đến ta xào cải và hành tây, chiên trứng rồi để lên trên. Cuối cùng ta cho thịt bò vào đảo đều cho đến khi chín tái rồi cũng để lên trên dĩa nui xào.Rắc tiêu và thêm ngò lên cho phần ăn thêm bắt mắt.

Cuối cùng ta dọn lên bàn cùng với nước sốt, nước tương ớt hoặc cà ý thích

Cách làm nui xào thịt bòở trên thật là đơn giản và dễ làm. Sự dẻo của nui, vị thơm của trứng và thịt bò, giòn giòn từ rau, quả thật khiến chúng tẩm thấy ngon miệng hơn rất nhiều. Chúc các bạn thành công với món ăn cũng như làm thực đơn gia đình thêm phong phú. Chúc các bạn ăn ngon miệng !

Hạt dẻ khá phổ biến hiện nay được mọi gia đình ưa chuộng nhất là vào những dịp tết đến xuân về. Không chỉ là món ngon hằng ngày mà có thể đem biếu mọi người trong dịp tết. Từ hạt dẻ có thể làm nhiều món ngon khác nhau nhưng ít ai có thể nấu hạt dẻ đúng phương pháp để có được những hạt dẻ ngon nhất. Để giúp bạn có được bí quyết nấu hạt dẻ thơm ngon, bài viết hôm nay sẽ là cẩm nang hữu dụng cho mỗi người ưa chuộng hạt dẻ.

Các bước nấu hạt dẻ :

- Khi mua hạt dẻ về đem ngâm vào nước (nước đổ nhiều hơn so với hạt ), để ý xem những hạt nào nổi lên mặt nước chính là những hạt đã hỏng bạn nên vứt nó đi. Sau đó bạn rửa sạch với nước và dùng dao khía vào hông của hạt một đường ngang. Nên cắt vừa phải so với độ dày của vỏ tránh cắt sâu vào trong vì khi nấu hạt dẻ xong sẽ khó bóc vỏ. Lưu ý đối với chị em phụ nữ chân yếu tay mềm với bước này nên cẩn thận dễ bị đứt tay.


- Sau khi sơ chế xong bạn đem tất cả số hạt dẻ vào nồi đã chuẩn bị đổ nước vào tùy theo số lượng hạt dẻ mà bạn đổ tỉ lệ nước. Bạn nên cho một chút ít muối để trong quá trình nấu hạt dẻ vị mặn thấm dàn vào nhân hạt, khi ăn sẽ có cảm giác béo ngon hơn khi không có muối.

- Khi nấu hạt dẻ sôi chừng mười đến mười lăm phút đồng nghĩa với việc hạt dẻ đã chín, các bạn vớt hạt ra rá có lỗ để ráo nước. Mặc dù bây giờ hạt dẻ đã ăn được rồi có vị ngon, tuy nhiên vỏ hạt dẻ vẫn chưa tách ra đươc và độ ngậy , béo ,ngon của hạt dẻ vẫn chưa chạm tới đỉnh điểm vì vậy chúng ta cần rang thêm.

- Một khi hạt dẻ ráo nước bạn bắc lên chảo với chế độ lửa trung bình. Nếu không hạt dẻ dễ bị cháy không ngon. Bạn nấu hạt dẻ cho đến khi vỏ nứt lộ phần bên trong nhân thì hạt đã đạt tiêu chuẩn.


- Sau khi nấu hạt dẻ xong bạn đổ ra một cái mâm dùng khăn ủ lên trên hạt dẻ để hút hết ẩm trong hạt. Đợi chừng 5 đến 10 phút, bạn sẽ bóc được vỏ hạt một cách dễ dàng và thưởng thức vị ngon của nó .

Công dụng của hạt dẻ

Ngoài việc nấu hạt dẻ phục vụ nhu cầu tinh thần thì hạt dẻ cũng là một phương thuốc hết sức hiệu quả như:

- Giúp ổn định lượng đường trong máu vì hạt dẻ giàu chất xơ

- Ổn định năng lượng của cơ thể, tốt cho tim mạch

- Hạt dẻ giàu vitamin làm cải thiện bộ não phòng ngừa các loại bệnh nhất là ung thư

Thông qua bài viết chúc các bạn thành công với cách nấu hạt dẻ thơm ngon dễ dàng nhé.

Bưởi là loại trái cây có ở khắp các miền quê nước ta, bưởi cũng là loại trái cây rất giàu vitamin có lợi cho sức khỏe được nhiều đối tượng yêu thích sử dụng. Có thể tận dụng tất cả các phần của quả bưởi để chế biến thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau như: ăn tráng miệng, nước ép bưởi, chè bưởi…trong đó có món mứt vỏ bưởi.Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách tận dụng vỏ bưởi để làm mứt sấy dẻo.

>>  Cách làm mứt bí đao ngon cho khay quả ngày Tết

Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt vỏ bưởi
- Vỏ bưởi
- Đường cát
- Lá dứa
- Nước vôi trong
- Lá dứa
- 1 ống vani


Để làm mứt ngon thì bạn nên chọn loại bưởi có vỏ dày để có nhiều thịt hơn.

Cách làm mứt vỏ bưởi ngon

- Vỏ bưởi và cùi bưởi bạn thái chỉ dài cỡ ngón tay và hơi dày một chút. Rửa sạch và ngâm vào nước vôi trong khoảng từ 1-2 h để loại bỏ bớt vị đắng. Vớt vỏ bưởi ra và xả thật lâu dưới vòi nước lạnh để bỏ sạch nước vôi trong khi nãy

- Tiếp theo bạn cho đường vào nồi thêm chút nước để đun cho đường tan hết ra sau đó cho ống vani vào.Vỏ bưởi sau khi đã rửa sạch cho vào nồi nước đường đảo đều rồi để trong vòng 4 tiếng.

- Một lưu ý là tùy theo khẩu vị thích ăn ngọt hay không của bạn mà bạn tùy chỉnh lượng đường cho phù hợp nhưng nên cho nhiều để trung hòa vị đắng của vỏ bưởi. Bên cạnh đó lượng nước đường để ngâm vỏ bưởi chỉ cần xăm xắp không cần quá nhiều.


- Lá dứa rửa sạch bỏ vào nồi đun để lấy nước màu xanh và tạo mùi thơm cho mứt vỏ bưởi

- Vỏ bưởi ngâm đủ thời gian vớt ra và cho vào nồi nước là dứa đã để nguội ngâm tiếp 1 tiếng để tạo màu xanh đẹp mắt. Công đoạn cuối cùng để làm mứt vỏ bưởi là cho vỏ bưởi vào khay và cho vào lò sấy khô.

Mứt vỏ bưởi sau khi thành phẩm sẽcó màu xanh và mùi thơm của lá dứa, miếng mứt dẻo, khô và có vị ngọt nhưng hơi đắng. Bạn có thể cho mứt vào lọ thủy tinh đậy kín để bảo quản và dùng dần.

Mứt là hương vị đặc trưng truyền thống ngày tết, ngồi nhâm nhi miếng mứt và uống tách trà thưởng thức hương vị ngày tết thật thú vị. Thay vì làm các loại mứt truyền thống như mứt dừa, mứt bí, mứt chuối… bạn thử làm món mứt vỏ bưởi mà chúng tôi đã chia sẻ để làm thay đổi khẩu vị cho cả nhà trong những ngày xuân ấm áp. Chúc các bạn thành công.

Monngonmoingay10.blogspot.com
Món mứt là món ăn khá quen thuộc với nhiều người trong những dịp lễ, Tết cổ truyền. Mỗi món mứt mang một hương vị đặc trưng riêng và khá dễ làm nên bạn có thể tự mình tìm mua các nguyên liệu về làm để có món mứt vừa đảm bảo vệ sinh vừa an toàn cho sức khỏe. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc các cách làm mứt chuối thơm ngon dùng nhâm nhi trong những ngày Tết.

>>  Cách làm mứt bí đỏ đơn giản cho ngày Tết


Nguyên liệu làm mứt chuối

Để làm món mứt chuối ngon đúng điệu, bạn cần chuẩn bị sẵn các nguyên liệu dễ tìm mua sau:

- Chuối chín ( nên lựa chọn những quả chuối ngự hoặc chuối sứ chín, vỏ có màu vàng đẹp mắt không bị thâm hay rập vừa để làm mứt không bị nát).

- Đường cát trắng

- Dầu ăn

Cách làm mứt chuối thơm ngon cho ngày Tết

Chuối sau khi mua về thì bạn rửa sạch các bụi bẩn bám bên ngoài vỏ rồi lột sạch lớp vỏ. Dùng dao cắt ruột chuối thành 4 miếng mỏng theo chiều dọc của quả chuối.

Thực hiện cắt cho đến khi hết toàn bộ chuối thì bạn trải một lớp màng bọc thực phẩm lên mâm sạch rồi sắp xếp từng miếng chuối mỏng dàn đều lên mâm. Sau đó,bạn đem mâm chuối tươi ra phơi nắng dưới nhiệt độ cao để chuối nhanh khô và giữ được màu vàng ươm ngon mắt.


Để tránh các côn trùng, khói bụi bay vào mâm chuối khi phơi thì bạn đừng quên để chuối ở chỗ có nắng nhưng sạch sẽ, tránh phơi ở những nơi có nền ẩm ướt không đảm bảo vệ sinh.

Nếu bạn muốn ăn ngọt và đậm vị hơn thì nên cho chuối vào ướp với đường rồi đem đi chiên vàng dưới dầu ăn còn không thì bạn chỉ cần cho chuối phơi khô rồi đem áp chảo để miếng chuối được giòn và dậy mùi.

Trong quá trình chiên chuối, bạn nên đổ dầu ngập hết toàn bộ chuối để chúng không bị thâm đen và cháy khét khi chiên. Với món chuối khô áp chảo thì bạn nên thắng nước đường để thu được phần mật màu nâu cánh gián rồi áp hai mặt chuối để cả hai mặt đều ngấm mật và có màu nâu đẹp mắt.

Cuối cùng, để món mứt chuối được giòn tan trong miệng khi ăn thì bạn nên sử dụng lò vi sóng để nướn chuối. Chỉ với 5 phút là bạn có ngay món mứt chuối chiên vừa ngon vừa lạ miệng cho những ngày Tết đậm hương vị dân dã.

Trên đây là cách làm món mứt chuối thơm ngon và cực dễ làm. Hy vọng, các bạn gái có thêm nhiều kiến thức nấu ăn để tự tin vào bếp trổ tài nấu nhiều món ăn ngon miệng cho các thành viên trong gia đình.

Ngoài các món mứt cổ truyền như mứt dừa, mứt gừng, mứt hạt sen,…thì các món mứt làm từ rau củ quả tươi vốn còn khá xa lạ với nhiều người. Bạn đã bao giờ thử làm món mứt bí đao chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm mứt bí đao vừa thơm ngon vữa dễ làm ngay tại nhà nhé !

 >> Xem thêm: Cách làm bún chả cá Ngon, Bổ, Rẻ tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt bí đao

Để có món mứt bí đao thơm ngon và lạ miệng dùng đãi khách thì bạn cần chuẩn bị sẵn một vài nguyên liệu sau:


- Bí đao ( nên lựa chọn quả tươi và hơi già để làm mứt được ngon, giòn )
- Đường cát trắng
- Vani
- Phèn chua
- Nước vôi trong

Tùy vào số lượng người ăn mà bạn mua nguyên liệu với khối lượng vừa đủ. Nếu chỉ cần dùng trong 2 ngày thì chỉ cần mua 3 - 5 quả bí đao là đủ. Tránh mua quá nhiều, sử dụng không hết gây lãng phí.

Cách làm mứt bí đao đơn giản tại nhà

Món mứt bí đao cực dễ làm và ít tốn kém, nên bạn chỉ cần thực hiện theo những bước sau đây:

Bước 1: Bí đao sau khi mua về bạn gọt sạch phần vỏ và bỏ hết phần hột bên trong rồi dùng dao thái bí đao thành từng khúc nhỏ, cỡ hình chữ nhật vừa ăn.

Bước 2: Bạn tiến hành ngâm bí đao cùng với nước vôi trong để bí được giòn và ngấm vị đều hơn. Tốt nhất bạn nên ngâm bí đao vào buổi tối hôm trước để sáng hôm sau có thể lấy ra làm ngay, không phải mất công chờ đợi.

Bí đao sau khi ngâm khoảng 8 tiếng thì bạn đổ bí ra rổ rồi rửa sạch nhiều lần với nước lạnh để loại bỏ hết mùi vôi.


Bước 3: Thông thường, các món mứt để có độ giòn và giữ được lâu hơn thì người ta thường dùng phèn chua làm mứt.

Để nấu nước phèn chua chần bí đao thì bạn cho phèn vào nấu với nước cho đến khi sôi hoàn toàn thì bạn thả toàn bộ bí vào chần sơ sơ để bí mềm và không bị nát, sau đó vớt ra rổ rửa lại với nước sạch và để ráo nước.

Bước 4: Bạn cho bí đã chần vào ngâm với đường. Mỗi lớp bí là bạn rắc lên một muỗng đường cát để bí ngấm đều đường rồi ngâm hỗn hợp khoảng 30 phút trước khi nấu.

Bước 5. khi bí ngấm đường hoàn toàn thì bạn đem sên trên lửa lớn, dùng đũa đảo đều cho đến khi phần đường kết tinh thành màu trắng bám xung quanh từng miếng bí thì bạn thêm bột vani vào, tiếp tục đảo cho đến khi bí khô và mềm hẳn, sau đó tắt bếp để nguội.

Cuối cùng, bạn có thể lấy ra ăn ngay hoặc cho mứt bí vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần.

Trên đây là cách làm mứt bí đao vừa ngon vừa dễ làm. Chúc các bạn áp dụng thành công!

Bí xanh là loại thực phẩm, quen thuộc gần gũi hàng ngày chế biến nhiều món ăn hấp dẫn nhưng không thể bỏ qua đó là mứt bí xanh. Chúng ta hãy cũng nhau vào bếp làm món mứt thơm ngon, bổ dưỡng này nhé.

>>  Cách làm món Bồ Câu hầm hạt sen ngon nhất

1. Công dụng của bí xanh

Bí xanh hay còn gọi là bí đao loại quả tuy quen thuộc những có võ đấy các mẹ ạ. Bí xanh có rất nhiều công dụng mag chúng ta không ngờ đến:


-Bí xanh giúp giảm cân: thành phần dinh dưỡng của bí xanh chủ yếu là chất xơ, không chứa chất béo, giàu vitamin và khoáng chất, là thực phẩm dùng giảm cân hiệu quả

- Nhuận tràng: bí xanh tốt cho tiêu hóa, đại tràng, giảm triệu trứng táo bón. Bí xanh rửa sạch, ăn sống chấm muối hàng ngày có công dụng nhuận tràng rất tốt.

- Thanh nhiệt giải độc: theo đông y, bí xanh có tính mát, vị ngọt vì vậy bí xanh dùng để thanh nhiệt giải độc cho cơ thể hiệu quả đặc biệt vào những ngày nắng nóng.Tính mát của bí đao đã được chứng minh vì vậy hiện nay thị trường ứng dụng sản xuất các loại trà bí đao, thanh nhiệt làm mát cơ thể.

2. Cách làm mứt bí xanh

Bí xanh dùng chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng như nấu canh xương, nộm bí xanh, nấu canh thịt gà, nấu giò sống tôm nõn,…. và mứt bí xanh ngon tuyệt lại dai ngày mưa đặc biệt dịp tết

-Nguyên liệu chuẩn bị:
Chọn quả bí xanh bánh tẻ tùy theo nhu cầu của cá nhân, trong bài sẽ làm 5kg
Nước vôi trong 5 lít
Phèn chua 15g
Đường kính trắng 2kg
- Cách chế biến

Bí xanh gọt vỏ ngoài, bỏ phần ruột trắng bên trong, sau đó rửa sạch thái hình con chì độ dài khoảng 5 cm, hoặc theo sở thích từng người.


Sau khi sơ chế bí xanh xong, cho vào ngâm nước vôi trong khoảng 6 đến 8 tiếng. Ngâm bí xanh vào nước vôi trong giúp mứt có độ giòn, dai khi ăn. Lưu ý, khi ngâm bí hay bị nổi lên mặt nước, các mẹ hãy dùng một chiếc đĩa hoặc khay đè mứt bí ngập hẳn trong nước vôi. Sau khi đã ngâm đủ thời gian các mẹ vớt bí ra, rửa đi rửa lại với nước, sao cho sạch hết mùi vôi rồi để ráo.

Dùng phèn chua hòa với 2 lít nước đun sôi chần qua bí. Các mẹ nhớ chỉ trần sơ qua phèn chua để mứt bí xanh có độ trong, không thâm, nhũn. Sau khi sơ xong cho bí ngay vào nước lạnh rồi vớt ra để ráo khoảng 3 đến 4 giờ đồng hồ. Để tiết kiệm thời gian các mẹ cũng có thể cho vào lò nướng để 50 độ khoảng 15 phút.

Tiến hành ướp bí với đường theo công thức 1kg bí sẽ là 800g đường. Trộn đều đường với bí ướp trong khoảng 3 đến 4h đến khi đường tan hết. Thi thoảng các mẹ đảo đều bí để đường thấm đều.

Bước cuối cùng tiến hành sên mứt, bắc chảo lên bếp cho nóng rồi cho bí xanh vào đảo liên tục đều tay, chú ý chỉ để nhỏ lửa, đảo đến khi đường khô kết tinh trắng bám đều trên miếng mứt là được. Cho mứt bí xanh ra khay để nguội là có thể thưởng thức món mứt thơm ngon này.

3. Cách bảo quản

Cho mứt bí xanh vào hộp kín đậy nắp sử dụng trong một tuần. Nếu muốn bản quản bí được lâu hơn, gói bí vào giấy bảo khô cho vào trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Qua đây các mẹ có thể tự tay làm cho cả nhà món mứt bí xanh thơm ngon đảm bảo vệ sinh. Chúc các mẹ thành công với công thức trên.

Bí đỏ hay là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Có rất nhiều những món ăn được chế biến từ bí đỏ như: hầm, nấu canh… và mứt bí đỏ là một trong số đó. Cũng như những món bánh mứt khác, mứt bí đỏ là món ăn không thể thiếu trong khai quả ngày tết của nhiều gia đình. Vậy làm thế nào để có được món mứt bí đỏ thơm ngon tại nhà? Hãy cùng khám phá cách làm mứt bí đỏ thật đơn giản trong bài viết dưới đây bạn nhé!

>> Xem Thêm: Cách làm mứt Chuối dẻo, thơm ngon tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt bí đỏ


Để có món mứt bí đỏ thơm ngon đúng điệu cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

-1 kg bí đỏ: nên chọn bí già, bí nếp có màu đậm đỏ đó mới là bí ngon và khi thành phẩm mứt bí sẽ đậm đà thơm ngon hơn.

-350g đường trắng.

-Chanh tươi: chọn quả nhiều nước.

-Một trái cam cắt lấy vỏ bên ngoài thái sợi.

-1 muỗng café muối.

-1 muỗng canh vôi.

Các bước tiến hành

-Bước 1: Bí đỏ gọt sạch vỏ, bỏ đi phần ruột mềm. Thái miếng dài gần bằng ngón tay, bề ngang khoảng 1/3 ngón tay. Lưu ý là phải làm loại bỏ sạch phần ruột bí để món mứt bí đỏ không bị mềm và chua.


-Bước 2: Rửa bí qua nước lạnh rồi đem ngâm với nước vôi trong khoảng 1 tiếng sau đó vớt ra để ráo nước hoàn toàn

-Bước 3: Chuẩn bị 400ml nước lạnh hòa với 200g đường. Vỏ cam thái sợi sẵn cho vào nồi đun cùng với bí đỏ. Đun nhỏ lửa cho đến khi cạn nước thì tắt bếp. Lưu ý trong quá trình đun cần đảo nhẹ để bí thấm đều đường.

-Bước 4: Sấy khô bí, đây là bước quan trọng trong quá trình làm mứt bí đỏ. Cho mứt bí đỏ vào túi giấy bạc, gói lại và sấy khô ở nhiệt độ 900C trong khoảng thời gian 2 tiếng

- Bước 5: Cho 70ml nước vào chảo cùng với đường cát và đun sôi lên. Khi nước sôi, cho bí đỏ đã sấy khô vào đảo đều tay đến khi nào đường kết tinh, khô ráo hoàn toàn và bám đều quanh sợi mứt bí thì lấy ra chờ mứt nguội thì cho vào trong lọ kín và dùng dần.

Như vậy chỉ với vài bước thật đơn giản bạn đã có thể tự làm món mứt bí đỏ thơm ngon bổ dưỡng để cả nhà cùng thưởng thức. Mâm quả tết gia đình bạn có vẻ thêm phần phong phú hơn rồi đấy. Hãy tham khảo thật kỹ và bắt tay vào làm ngay món mứt bí đỏ tuyệt vời này để chiêu đãi mọi người. Chúc các bạn thành công với cách làm mứt bí đỏ đơn giản này.

Mứt là món không thể thiếu trong ngày tết của các gia đình Việt, trong đó phải kể đến món mứt bí đao với vị ngọt diu, mộng nước, trong suốt và dai giòn. Bí đao có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp giảm cân, làm đẹp da, thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh lý hô hấp, đái tháo đường, bệnh về thận…Vậy khi được chế biến thành mứt bí đao thì có hại cho sức khỏe hay không?

>> Bí quyết và cách làm món mứt bí ngon cho ngày Tết


Sử dụng nhiều mứt bí đao gây cảm giác chán ăn

Do được tạo nên từ đường là chính nên mứt bí đao chủ yếu cung cấp năng lượng chứ không còn nhiều dinh dưỡng như lúc còn tươi. Bên cạnh đó ăn nhiều mứt bí đao gây cảm giác no, chán ăn làm đảo lộn thời gian giữa các bữa ăn ảnh hưởng đến sức khỏe.


Mứt bí đao không thích hợp cho người bị tiểu đường

Mứt bí đao cũng như nhiều loại mứt khác thường rất ngọt nên nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường huyết đột ngột trong máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bị tiểu đường.

Mứt bí đao được chế biến không sạch sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Vào những ngày tết khi nhu cầu sử dụng mứt nhiều thì vấn đề an toàn vệ sinh khi chế biến mứt bí đao cũng rất đáng quan tâm. Để mứt bí đao giòn, trong suốt, dai ngon thì một số cơ sở chế biến đã không ngại dùng những hóa chất không rõ nguồn gốc. Những hóa chất này khi vào cơ thể tùy mức độ nhiều hay ít đều sẽ gây nên những hệ lụy không tốt cho sức khỏe.

Ăn nhiều mứt bí đao không giúp thanh nhiệt mà còn gây tình trang nóng trong người
Khác với bí đao khi còn tươi, đường trong mứt bí đao gây mất nước trong cơ thể. Do đó nếu ăn quá nhiều sẽ gây tình trạng nóng trong người, nghiêm trọng hơn có thể gây lở loét vùng miệng, viêm họng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác.


Chế biến mứt bí đao không đúng cách có thể làm ngược lại tác dụng của mứt

Mứt bí đao có chứa các vitamin và các thành phần khác nên nếu chế biến ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài sẽ làm các chất này chuyển hóa thành những chất khác khi vào cơ thể gây những tác dụng không mong muốn. Ngoài ra thời gian bảo quản mứt bí đao thành phẩm cũng ảnh hưởng đến chất lượng của mứt cũng như sức khỏe người sử dụng.

Nhìn chung mứt bí đao cũng là một thực phẩm dinh dưỡng do chứa nhiều thành phần từ bí đao tươi nếu được chế biến đúng cách và sử dụng ở mức vừa phải. Trong ngày tết thì việc sử dụng quá nhiều mứt nói chung gây nhiều hậu quả cho sức khỏe. Để tránh tình trạng này, chúng ta nên tự chế biến mứt tại nhà hoặc mua ở những nơi có uy tín, chất lượng, đa dạng hóa các món ăn nhanh hoặc thay thế bằng các loại rau quả tươi sống đảm bảo vệ sinh.

Monngonmoingay10.blogspot.com
Bí đao xanh không chỉ bổ dưỡng, có tính giải nhiệt và giải độc cực tốt mà còn được nhiều gia đình dùng làm mứt vừa ngon vừa bổ dưỡng. Nếu bạn chưa thử làm mứt bao giờ thì hãy tham khảo cách làm mứt bí đao xanh cực dễ làm trong bài viết sau.

Làm mứt bí đao xanh cần những nguyên liệu gì ?

Để làm mứt bí đao xanh cực đơn giản, chỉ cần bạn tìm mua các nguyên liệu sau:

- Bí đao ( để món mứt được ngon và giòn thì bạn nên tìm mua những trái bí đao hơi già, to và nặng tay khi cầm).
- Đường cát trắng
- Phèn chua
- Nước vôi trong


Tùy vào số lượng người ăn mà bạn chuẩn bị nguyên liệu vừa đủ, để tránh làm quá nhiều ăn gây ngán và không sử dụng hết.

Cách làm mứt bí đao xanh ngon và giòn

Bí đao sau khi mua về, bạn xối sạch vỏ rồi dùng dao gọt hết lớp vỏ bên ngoài, sau đó bổ đôi trái bí đao, cắt bỏ phần ruột màu trắng chứa hột bí. Chỉ giữ lại phần cùi có màu xanh để có món mứt bí đao xanh đặc trưng không cần dùng tới phẩm màu.

Để làm mứt, bạn cần cắt bí thành từng miếng mỏng có kích thước hình chữ nhật vừa ăn rồi bạn cho toàn bộ bí đao vào ngâm chung với nước vôi trong pha loãng trong vòng 7- 8 tiếng. Nếu bạn không có thời gian thì tốt nhất bạn nên ngâm bí đao vào hôm trước để sáng hôm sau có thể lấy ra làm ngay.

Sau khi ngâm, bạn cần xối lại bí đao nhiều lần để loại bỏ bớt mùi của vôi trước khi cho vào chần nước phèn chua đun sôi. Để mứt bí đao xanh không bị nứt khi chế biến thì bạn chỉ cần chần nước sôi vừa đủ cho bí chín tới, không nên luộc quá lâu làm nát bí.


Bí đao chần xong thì bạn vớt ra rổ sạch để bí ráo nước thì bạn cho đường cát vào trộn đều, mỗi lớp bí thì bạn rải lên một lớp đường để đường ngấm đều toàn bộ mặt bí. Tiếp đến, bạn chỉ cần đem hỗn hợp bí và đường ngâm khoảng 3 giờ để các nguyên liệu hòa quyện với nhau.

Bước cuối cùng đdể có món mứt ngon miệng là bạn cần cho hỗn hợp bí ngâm đường vào một cái chảo sâu lòng rồi sên mứt trên lửa lớn. Khi thấy đường cạn nước và kết tinh thành những mảng màu trắng bám xung quanh các mặt bí thì bạn vặn lửa nhỏ để bí chín hẳn rồi mới tắt bếp. Vậy là bạn đã có món mứt bí đao đẹp mắt và ngon miệng.

Với cách làm mứt bí đao xanh đơn giản theo các bước ở trên, bất kì cô nàng vụng về nào cũng có thể tự mình hoàn thành để có món mứt ngon miệng dùng đãi bạn bè, người quen vào những dịp đặc biệt.

Ngỗng là một trong những loại gia cầm được nuôi phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người ta nuôi ngỗng chủ yếu là đễ lấy thịt và lấy trứng. Thịt ngỗng có nguồn dinh dưỡng rất cao nên có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn trong dân gian. Theo dân gian trứng ngỗng rất tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ trong Đông y trứng ngỗng cũng dùng trị được một số bệnh đơn giản. Trứng ngỗng có thật sự tốt đến vậy không? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau để có thể tìm được câu trả lời cho mình.

>> Cách luộc thịt ngon không cưỡng nổi


Giá trị của trứng ngỗng trong chữa bệnh

Theo một số phương pháp cổ truyền, trứng ngỗng trị được chịu trứng mệt mỏi và giúp ăn ngon miệng hơn khi chế biến trứng ngỗngvới dầu ăn hoặc mỡ ăn liên tục từ 5 đến 7 ngày. Ngoài ra trứng ngỗng còn có lợi cho tiêu hóa, giúp điều trị các bệnh về gan, thận mãn tính nhờ vào tính ấm và vị ngọt của nó.


Không chỉ có thành phần bên trong trứng trị được bệnh mà vỏ trứng có thể áp dụng để các bệnh về da như: mụn nhọt, mụn bọc... bằng cách trộn dấm với vỏ trứng đem đi đốt sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, cũng không nên sử dụng tùy tiện và quá nhiều trong thời gian ngắn dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Lợi ích của trứng ngỗng đối với mẹ bầu:
Cũng như các loại trứng khác thuộc họ gia cầm,trứng ngỗngđược xem là loại chứa nhiều vitamin và canxi. Dựa trên cơ sở này mà trứng ngỗng được cho là rất tốt cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Có thể cung cấp đủ vitamin và canxi giúp trẻ phát triển về thị giác và hệ xương tốt hơn.

Bên cạnh đó trong giai đoạn mang thai, người mẹ cũng cần chuẩn bị cho mình kiến thức về dinh dưỡng, chọn loại thực phẩm nào tốt cho thai nhi và chế biến như thế nào cho phù hợp để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết để bé có thể phát triển toàn diện.


Tuy nhiên có một số nghiên cứu cho thấy trong trứng ngỗng chứa một lượng lipid cao có thể gây ra một số tác dụng không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách. Lượng lipid quá cao trong trứngngỗngkhông phù hợp với những người mắc bệnh tim mạch và người đang trị bệnh huyết áp thấp càng không tốt cho phụ nữ mang thai.

Thịt ngỗng và trứng ngỗng là loại thực phẩm ngon, giàu dinh dưỡng và có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh trong dân gian. Tuy nhiên điều này chỉ mang tính truyền miệng và chưa được khoa học chứng minh cụ thể. Cho nên trước khi sử dụng bạn nên tìm hiểu về nó nhất là các bà bầu

Trên đây là một số thông tin về giá trị dinh dưỡng có trong trứng ngỗng. Hy vọng nó sẽ đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Nhắc đến món lẩu cua đồng miền tây hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng tưởng tượng ra mùi vị vừa thanh mát, vừa đậm đà và đặc biệt đây là một món ăn mang hương vị nồng nàn của quê hương. Món ăn này có ở các tỉnh miền Tây tùy từng khu vực, địa phương mà nó được biến tấu chế biến với các loại thành phần khác nhau. Hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để được hướng dẫn cách chế biến món lẩu của đồng miền Tây ngon tuyệt.

Chuẩn bị nguyên liệu làm lẩu cua đồng

- Cua đồng: 1 kg

- Mực một nắng : 200g

- Tôm khô : 500g

- Me chín: 100g

- Cà chua: khoảng 3 quả

- Bún tươi: 400g – 600g

- Rau ăn lẩu: bông thiên lý, bông hẹ, bông súng, bông so đũa, bông điên điển…

- Hành, tỏi, nước mắm, muối, sả

- Nước: 2 lít


Cách làm lẩu cua đồng miền Tây
Bước 1

- Cua đồng mua về rửa sạch sau đó tách phần mai cua ra, dùng muỗng lấy gạch ở phần mai cua cho vào chén.

- Phần cua lấy khoảng 400g để nguyên con nếu nhỏ hoặc bẻ đôi ra, 600g cua đem xay nhuyễn.

- Các loại rau đem lặt sạch bỏ phần già sau đó rửa sạch rồi để ra rổ cho ráo nước.Bước 2

- Quả me bạn đem dầm với khoảng một chén nước

- Tôm khô đem rửa thật sạch

- Mực một nắng cắt từng miếng mỏng ra

- Thực hiện nấu tôm khô với khoảng hai lít nước, cho sả, hạt nêm, nước mắm vào nêm vừa khẩu vị của gia đình bạn.Khi nước sôi thì bạn vớt bớt bọt ra và đun với lửa nhỏ cho ngọt nước.

Bước 3

Phần cua xay ở trên đem lọc với khoảng 500 ml nước lọc.Thực hiện đun sôi và nêm nếm các gia vị vào. Phần gạch cua bạn bắt lên chảo xào nên phi thêm một ít hành tỏi cho thơm.


Bước 4

Bắt một cái chảo lên bếp cho vào một ít dầu khi dầu nóng cho hành vào phi sau đó cho phần cua không xay vào chảo đảo qua, nêm nếm gia vị vào và cho phần nước me vào.

Bước 5

Chuẩn bị một nồi nước vào để lên bếp đun sôi sau đó cho tôm khô và cà chua vào. Đợi khi cà chín thì đổ phần canh cua lúc nãy vào. Cuối cùng là đổ phần gạch cua lên trên nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi nhắc xuống và cho thêm hành lá vào.

Bước 6

Đặt nồi lên bếp lẩu bày rau, bún, nước chấm ra…Bạn có thêm tương ớt nếu muốn có vị cay cay, nồng nồng. Thế là có thể thưởng thức được món lẩu cua đồng đúng chất Miền Tây

Với những bước làm trên bạn đã có một món lẩu cua đồng miền Tâycực ngon, đậm đà lại mang hương vị dân dã quê hương. Bạn còn chần chứ gì nữa mà không thực hiện món lẩu cua để cả đại gia đình cùng sum họp.

Tìm kiếm Món Ngon

Cùng thực hiện món mứt bí đơn giản tại nhà

Mứt là một loại thực phẩm ngọt, rất hay được sử dụng nhiều vào các mùa tết đến. Các loại thực phẩm mứt là món thực phẩm luôn có trong những ...

Bài Đăng Mới Nhất

Tất cả bài viết